HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN

Sản phẩm may đo rất cần được chăm sóc đúng cách. Dưới đây, Sir Tailor sẽ chia sẻ chi tiết đến quý khách hàng cách bảo quản đồ may đo đúng cách

BỘ SUIT, ÁO VEST/BLAZER

QUẦN

SƠ MI

POLO

PHỤ KIỆN (CÀ VẠT, NƠ, KHĂN…)

COTTON – LINEN

WOOL (LEN)

LỤA

CASHMERE, CAMEL, ALPACA, VICUNA, ANGORA, MOHAIR…

NHÂN TẠO (POLY, VISCOSE, NYLON…)

HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN BỘ SUIT – ÁO VEST – BLAZER

SAU MỖI LẦN MẶC

Đa số vải áo jacket hay áo vest sẽ có thành phần là len (wool). Về bản chất, vải len có cơ chế tự làm sạch; chất sừng (chất Keratin) trong vải giúp phân hủy bụi bẩn và mồ hôi. Giữ không khí lưu thông qua vải sẽ không chỉ giữ cho bộ đồ khô ráo, loại bỏ mồ hôi một cách tự nhiên mà còn giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn dẫn đến mùi hôi.

Bộ suit cần thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi sau mỗi lần sử dụng. Treo bộ suit nơi thoáng mát trong ít nhất 01 ngày trước khi mặc lại – điều này sẽ giúp bạn giảm số lần đến tiệm giặt khô.

Sử dụng bàn chải chuyên dụng để loại bỏ xơ vải và bụi bẩn trên áo quần là cách làm sạch hiệu quả, làm mới và khôi phục độ bóng tự nhiên của vải một cách nhanh chóng.

Tủ giặt hấp tại nhà là thiết bị làm sạch nhẹ nhàng lý tưởng cho áo jacket nói riêng và quần áo làm từ vải không giặt nước được nói chung. Chỉ cần 30′ – 45′ sử dụng tủ giặt hấp sẽ giúp làm mới quần áo, loại bỏ bụi bẩn vi khuẩn & mùi hiệu quả.

GIẶT & SẤY ÁO JACKET, ÁO VEST, BỘ SUIT

Cần đọc kĩ hướng dẫn giặt là trong nhãn luôn được đính trên mỗi món quần áo của SIR TAILOR. Tư vấn viên của chúng tôi cũng sẽ giải đáp bất kỳ thắc mắc nào của quý khách liên quan đến bảo quản & giặt ủi sản phẩm của SIR.

Việc giặt bộ đồ sau mỗi lần mặc là không cần thiết và sẽ khiến vải nhanh bị sờn và giảm tuổi thọ. Sử dụng các đơn vị giặt ủi đáng tin cậy là yếu tố quan trọng nhằm giảm thiểu rủi ro trong việc bảo quản quần áo.

Dù vải có thể giặt nước được, không bao giờ sử dụng máy giặt tại gia để giặt các loại áo khoác (vest/blazer/jacket) vì sẽ làm hỏng kết cấu bên trong áo.

Tần suất giặt đồ cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ của quần áo. Trừ khi bộ suit bị dính bẩn rõ ràng thì cần gửi giặt sớm và chỉ rõ nơi bị dính bẩn, nếu không thì chúng tôi khuyên bạn chỉ nên giặt sau 4 – 7 lần mặc.

Khi giặt, hãy luôn giặt áo khoác và quần cùng nhau để duy trì màu sắc và kết cấu đồng nhất. Và nếu có thể, hãy giới hạn số lần giặt khô không quá 4 lần mỗi năm.

LÀ/ỦI ÁO JACKET, ÁO VEST, BỘ SUIT

Khi quần áo bị nhăn, hãy sử dụng bàn ủi gia dụng có hơi nước để ủi đồ. Cần chú ý đến nhiệt độ ủi phù hợp với chất vải, với vải len (wool) là 148 độ C.

Chúng tôi không khuyến khích sử dụng bàn ủi hơi nước dạng đứng cho áo jacket do quá nhiều hơi nước sẽ ảnh hưởng đến các lớp dựng (interlining/canvas) trong áo jacket. Ngoài ra hiệu quả của bàn ủi hơi nước đứng cũng không cao trong việc loại bỏ nếp nhăn.

Chúng tôi vẫn luôn hỗ trợ là/ủi các sản phẩm khách hàng mua tại SIR hoàn toàn miễn phí.

CẤT GIỮ & BẢO QUẢN ÁO JACKET, ÁO VEST, BỘ SUIT

Luôn treo suit/áo bằng móc treo có độ rộng bản phù hợp để giúp duy trì hình dáng vai áo jacket. Cất giữ quần áo ở nơi khô ráo thoáng mát vì độ ẩm & nhiệt độ cao sẽ tạo môi trường lý tưởng để nấm mốc phát triển.

Trong trường hợp cần xếp áo jacket để đi du lịch, tham khảo cách thức xếp jacket ở đây (https://www.youtube.com/watch?v=GaaEAFMjJ6s)

Nhưng ngay khi có thể sau khi di chuyển, treo bộ suit lên móc để giảm thiểu độ nhăn.

Hướng dẫn bảo bảo vest

Hướng dẫn bảo quản quần

SAU MỖI LẦN MẶC

  • Trường hợp nếu quần không quá bẩn thì không cần giặt ngay sau mỗi lần mặc, nên treo lại quần lên móc để vải được “thở” và phục hồi.
  • Trước khi sử dụng có thể ủi lại bằng bàn ủi hơi nước để quần được làm mới.

GIẶT & SẤY QUẦN

Cần đọc kĩ hướng dẫn giặt là trong nhãn luôn được đính trên mỗi món quần áo của SIR. Tư vấn viên của chúng tôi cũng sẽ giải đáp bất kỳ thắc mắc nào của quý khách liên quan đến bảo quản & giặt ủi sản phẩm của SIR.

Trường hợp vải quần là chất liệu giặt nước được, cần lưu ý phân loại và giặt chung các món có màu sắc tương tự. Nếu kỹ hơn thì có thể phân loại cả màu sắc và độ dày của vải.

Sử dụng bột giặt chất lượng cao, phù hợp với màu sắc và chất liệu. Không sử dụng chất tẩy mạnh hoặc chất tẩy có gốc clo vì chúng có thể làm mất màu vải. SIR khuyên bạn nên thử chất tẩy rửa ở một vị trí khuất trên đồ để đảm bảo chất tẩy rửa bạn đang dùng an toàn với vải của bạn. Nếu bạn cho rằng vết bẩn có thể lan rộng hoặc việc làm sạch điểm có thể thay đổi màu sắc vải thì hãy giao lại cho nơi chuyên nghiệp.

Giặt máy ở nhiệt độ thấp ≤ 40 độ C, vòng quay thấp ≤ 800rpm nhằm hạn chế các tác động nhiệt/cơ vật lý lên quần áo. Rất hiếm khi bạn cần giặt theo thông số chuẩn cho các loại vải trừ khi chúng bị bẩn nặng. Máy giặt thế hệ mới có các chế độ tự động giặt theo loại vải. Hãy sử dụng chế độ giặt “Nhẹ/Tinh tế (Delicate)” cho các món đồ làm từ vải mỏng/nhẹ. Nếu quần được làm từ vải dày hơn bạn có thể chọn chế độ “Bình thường (Normal)”.

Giặt tay là phương pháp giặt tốt nhất cho mọi loại quần áo có thể giặt nước được. Giặt bằng nước lạnh và cần lưu ý tránh chà xát, cuốn vắt quá mạnh vì có thể làm hỏng sợi vải, biến dạng quần. Bạn có thể ngâm áo trong nước giặt pha loãng trong 15 – 20′ trước khi giặt để chất giặt có thời gian loại bỏ vết bẩn, bụi một cách tự động và giúp việc giặt tay sau đó dễ dàng nhanh chóng hơn.

SIR khuyến khích luôn phơi khô tự nhiên nếu điều kiện thời tiết cho phép thay vì sấy nóng bằng máy. Giũ nhẹ để loại bỏ bớt nếp nhăn, treo đúng cách để tránh vết hằn không mong muốn. Điều này là cần thiết để tiết kiệm thời gian khi ủi đồ, giúp quần áo được khô đồng đều và tránh hư hỏng các phụ kiện đi kèm.

Vì sao nên hạn chế sử dụng máy sấy? Cơ chế làm khô của máy sấy là dùng nhiệt độ cao cùng vòng quay vật lý để loại bỏ độ ẩm có trong quần áo nhanh nhất có thể. Nhưng việc đẩy nhanh quá trình làm khô này dễ gây co rút, làm phai màu vải và ảnh hưởng đến độ bền của đường may, phụ liệu & kết cấu quần áo. Độ co rút có thể khác nhau tùy thuộc vào loại vải và nhiệt độ của máy sấy, nhưng tốt nhất bạn nên tránh sử dụng máy sấy.

LÀ/ỦI QUẦN

Sử dụng bàn ủi gia dụng có hơi nước để ủi đồ. Cần chú ý đến nhiệt độ ủi phù hợp với chất vải. Đối với quần tây hoặc quần có xếp ly, chú ý ủi theo đường nếp ly đã có để quần được đúng phom.

Chúng tôi vẫn luôn hỗ trợ là/ủi các sản phẩm khách hàng mua tại SIR hoàn toàn miễn phí.

CẤT GIỮ & BẢO QUẢN QUẦN

Nếu treo, hãy sử dụng móc (có thanh để vắt ngang hoặc 2 đầu kẹp lưng quần). Treo ở nơi thoáng mát.

Nếu xếp quần, xếp theo ly quần nếu có và tránh xếp chồng quá nhiều lên nhau.

Hướng dẫn bảo quản áo sơ mi

SAU MỖI LẦN MẶC

Sơ mi là món đồ nên được giặt ngay sau mỗi lần mặc. Tuy nhiên lưu ý tháo tất cả phụ kiện trên áo như balem trong lá cổ, nút ở cổ tay và cổ áo…

Xử lý trước mọi vết bẩn bằng một ít chất tẩy rửa hoặc bút tẩy điểm, tuy nhiên hãy đảm bảo chất tẩy bạn sử dụng là an toàn, không gây hỏng màu vải. Nếu không chắc chắn thì hãy gửi giặt ở đơn vị giặt ủi chuyên nghiệp.

GIẶT & SẤY SƠ MI

Cần đọc kĩ hướng dẫn giặt là trong nhãn luôn được đính trên mỗi món quần áo của SIR. Tư vấn viên của chúng tôi sẽ giải đáp bất kỳ thắc mắc nào của quý khách liên quan đến bảo quản & giặt ủi sản phẩm của SIR.

Đa số áo sơ mi được may từ chất liệu giặt nước được, chỉ cần lưu ý phân loại và giặt chung các món có màu sắc tương tự. Nếu kỹ hơn thì có thể phân loại cả màu sắc và độ dày của vải.

Sử dụng bột giặt chất lượng cao, phù hợp với màu sắc và chất liệu. Không sử dụng chất tẩy mạnh hoặc chất tẩy có gốc clo vì chúng có thể làm mất màu vải. SIR khuyên bạn nên thử chất tẩy rửa ở một vị trí khuất trên đồ để đảm bảo chất tẩy rửa bạn đang dùng an toàn với vải của bạn. Nếu bạn cho rằng vết bẩn có thể lan rộng hoặc việc làm sạch điểm có thể thay đổi màu sắc vải thì hãy giao lại cho nơi chuyên nghiệp.

Giặt máy ở nhiệt độ thấp <= 40 độ C, vòng quay thấp <= 800rpm nhằm hạn chế các tác động nhiệt/cơ vật lý lên quần áo. Rất hiếm khi bạn cần giặt theo thông số chuẩn cho các loại vải trừ khi chúng bị bẩn nặng. Máy giặt thế hệ mới có các chế độ tự động giặt theo loại vải. Hãy sử dụng chế độ giặt “Nhẹ/Tinh tế (Delicate)” cho các món đồ làm từ vải mỏng/nhẹ. Nếu sơ mi được làm từ vải dày hơn bạn có thể chọn chế độ “Bình thường (Normal)”.

Giặt tay là phương pháp giặt tốt nhất cho mọi loại quần áo có thể giặt nước được. Giặt bằng nước lạnh và cần lưu ý tránh chà xát, cuốn vắt quá mạnh vì có thể làm hỏng sợi vải, biến dạng cho áo. Bạn có thể ngâm áo trong nước giặt pha loãng trong 15 – 20′ trước khi giặt để chất giặt có thời gian loại bỏ vết bẩn, bụi một cách tự động và giúp việc giặt tay sau đó dễ dàng nhanh chóng hơn.

SIR khuyến khích luôn phơi khô tự nhiên nếu điều kiện thời tiết cho phép thay vì sấy nóng bằng máy. Giũ nhẹ để loại bỏ bớt nếp nhăn, treo đúng cách để tránh vết hằn không mong muốn. Lưu ý luôn cài nút trên cổ áo sơ mi khi treo trên móc để giảm thiểu tình trạng gãy cổ áo. Điều này là cần thiết để tiết kiệm thời gian khi ủi đồ, giúp áo được khô đồng đều và giữ phom dáng.

Vì sao nên hạn chế sử dụng máy sấy? Cơ chế làm khô của máy sấy là dùng nhiệt độ cao cùng vòng quay vật lý để loại bỏ độ ẩm có trong quần áo nhanh nhất có thể. Nhưng việc đẩy nhanh quá trình làm khô này dễ gây co rút, làm phai màu vải và ảnh hưởng đến độ bền của đường may, phụ liệu & kết cấu quần áo. Độ co rút có thể khác nhau tùy thuộc vào loại vải và nhiệt độ của máy sấy, nhưng tốt nhất bạn nên tránh sử dụng máy sấy.

LÀ/ỦI SƠ MI

Sử dụng bàn ủi gia dụng có hơi nước để ủi đồ. Cần chú ý đến nhiệt độ ủi phù hợp với chất vải. Thông thường sơ mi làm từ 100% cotton tự nhiên nên được ủi ở nhiệt độ không quá 204 độ C.

Khi ủi cổ áo nên cài nút cổ áo và ủi theo đường tròn của cổ áo thay vì trải phẳng cổ áo ra ủi để giữ phom cổ.

Chúng tôi vẫn luôn hỗ trợ là/ủi các sản phẩm khách hàng mua tại SIR hoàn toàn miễn phí.

CẤT GIỮ & BẢO QUẢN SƠ MI

Chúng tôi khuyến khích luôn treo sơ mi, sử dụng móc treo phù hợp và cài nút trên cổ áo. Treo ở nơi thoáng mát.

Nếu chọn xếp áo, tránh xếp chồng quá nhiều quần áo lên nhau.

hướng dẫn bảo quản áo sơ mi
hướng dẫn bảo quản áo polo

Hướng dẫn bảo quản áo polo

SAU MỖI LẦN MẶC

Cũng như sơ mi, polo là món đồ nên được giặt ngay sau mỗi lần mặc. Tuy nhiên lưu ý tháo tất cả phụ kiện nếu cỏ trên áo như balem trong lá cổ, nút ở cổ tay và cổ áo…

Xử lý trước mọi vết bẩn bằng một ít chất tẩy rửa hoặc bút tẩy điểm, tuy nhiên hãy đảm bảo chất tẩy bạn sử dụng là an toàn, không gây hỏng màu vải.

GIẶT & SẤY POLO

Cần đọc kĩ hướng dẫn giặt là trong nhãn luôn được đính trên mỗi món quần áo của SIR. Tư vấn viên của chúng tôi sẽ giải đáp bất kỳ thắc mắc nào của quý khách liên quan đến bảo quản & giặt ủi sản phẩm của SIR.

Đa số áo polo được may từ chất liệu giặt nước được, chỉ cần lưu ý phân loại và giặt chung các món có màu sắc tương tự. Nếu kỹ hơn thì có thể phân loại cả màu sắc và độ dày của vải.

Quý khách có thể áp dụng cách thức giặt của áo sơ mi phía trên cho polo. Tuy nhiên cần cẩn trọng về nhiệt độ khi giặt và tốt nhất là không sử dụng máy sấy, lý do là áo polo thường được may từ vải dệt kim và chúng có xu hướng co rút hoặc giãn dưới tác động nhiệt & vật lý nhiều hơn so với vải dệt thoi (thường dùng để may sơ mi). Nhiệt độ giặt nên <30 độ C và phơi khô tự nhiên.

SIR khuyến khích luôn phơi khô tự nhiên nếu điều kiện thời tiết cho phép thay vì sấy nóng bằng máy. Giũ nhẹ để loại bỏ bớt nếp nhăn, không phơi polo giống sơ mi mà nên gập ngang vắt qua thanh treo hoặc tốt nhất là phơi trải trên bề mặt thoáng. Vải polo sẽ nặng hơn do ngậm nước, nếu treo thẳng thì trọng lực kéo xuống sẽ gây mất phom dáng ở phần vai áo và làm thân áo bị giãn.

LÀ/ỦI POLO

Sử dụng bàn ủi gia dụng có hơi nước để ủi đồ. Cần chú ý đến nhiệt độ ủi phù hợp với chất vải. Thông thường polo làm từ 100% cotton tự nhiên nên được ủi ở nhiệt độ không quá 204 độ C.

Khi ủi cổ áo nên cài nút cổ áo và ủi theo đường tròn của cổ áo thay vì trải phẳng cổ áo ra ủi để giữ phom cổ.

Chúng tôi vẫn luôn hỗ trợ là/ủi các sản phẩm khách hàng mua tại SIR hoàn toàn miễn phí.

LƯU TRỮ & BẢO QUẢN ÁO POLO

Áo polo nên được gấp lại để ở nơi thoáng mát khô ráo, không nên treo áo polo vì qua thời gian sẽ khiến áo bị giãn và mất phom.

Hướng dẫn bảo quản vải cotton – linen

Đây là 2 loại vải được yêu thích, có thành phần sợi tự nhiên phù hợp mặc quanh năm – nhất là các mùa nóng. Chúng có độ bền cao, dễ chăm sóc và thân thiện cho làn da. Tuy nhiên, Cotton có thể co rút và Linen có độ nhăn tự nhiên. Đây là đặc tính của chất liệu, tuy vậy chúng không hề khó chăm sóc.

Sau mỗi lần mặc:

LÀM SẠCH VÙNG VẾT BẨN VÀ GIẶT NGAY SAU MỖI LẦN MẶC.

Xử lý trước mọi vết bẩn bằng một ít chất tẩy rửa hoặc bút tẩy điểm, tuy nhiên hãy đảm bảo chất tẩy bạn sử dụng là an toàn, không gây hỏng vải.

SIR khuyên bạn nên thử chất tẩy rửa ở một vị trí khuất trên bộ đồ để đảm bảo chất tẩy rửa bạn đang dùng an toàn với vải của bạn. Nếu bạn cho rằng vết bẩn có thể lan rộng hoặc việc làm sạch điểm có thể thay đổi màu sắc vải thì hãy giao lại cho nơi chuyên nghiệp.

Không bao giờ sử dụng nhiệt lên vết bẩn – nhiệt độ cao có thể làm hằn vết bẩn vào vải.

VỚI CÁC VẾT BẨN GỐC DẦU: Dầu ăn, Mỹ phẩm, Sản phẩm khử mùi…

Pha 1 phần nước + 1/2 phần tinh giấm trắng xịt trực tiếp lên vết bẩn. Ngâm 15 phút trong nước lạnh rồi giặt với chu trình bình thường.

VỚI CÁC VẾT BẨN CÓ MÀU: Rượu vang, Cà phê, Trà, Nước uống có màu…

Thấm vết ố với khăn sạch, rồi ma sát nhẹ nhàng vị trí vết bẩn với nước giặt sau đó xả nhiều lần dưới vòi nước sạch. Khi vết bẩn đã mờ hoàn toàn, giặt bằng nước lạnh với chu trình bình thường.

Phân loại áo theo màu sắc và chất liệu.

Đây là bước vô cùng quan trọng trong chu trình giặt. Hạn chế lem màu, sờn rách và đây là việc giúp kéo dài “hạn sử dụng” cho quần áo một cách đáng kể.

Giặt & Sấy:

Hầu hết các loại vải lanh và cotton đều có thể được giặt bằng máy nhưng trước tiên, SIR khuyên bạn nên tham khảo nhãn hướng dẫn sử dụng từng sản phẩm. Một số chi tiết trang trí; lớp lót; hình in… có thể cần được chăm sóc đặc biệt.

LỰA CHỌN BỘT GIẶT THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN:

Hãy chọn các thành phần tự nhiên, có nguồn gốc từ thực vật -chúng nhẹ nhàng với quần áo, làn da và môi trường của bạn.

Tránh dùng thuốc tẩy clo vì theo thời gian chất này có thể làm suy yếu sợi vải và gây ố vàng. Thay vào đó, hãy thử thuốc tẩy oxygen.

GIẶT BẰNG NƯỚC LẠNH

SIR khuyên bạn nên giặt vải lanh và vải cotton bằng nước lạnh. Đó là cách tốt nhất để ngăn ngừa phai màu và co vải, đồng thời đây là lựa chọn thân thiện với môi trường nhất.

lưu ý khi giặt máy:

Với loại vải mỏng nhẹ, hãy sử dụng chế độ giặt “Nhẹ/Tinh tế”. Nếu áo được làm từ vải dày hơn hoặc có nhiều vết bẩn bạn có thể chọn chu trình “Bình thường”.

lưu ý khi giặt bằng tay:

Đây cũng là phương pháp giặt ướt tốt nhất cho chất liệu này.

Giặt bằng nước lạnh và lưu ý tránh chà xát quá mạnh vì có thể làm hỏng sợi vải, biến dạng cho áo. Bạn có thể ngâm áo trong nước giặt pha loãng tối đa 15p trước khi giặt để cho việc giặt tay dễ dàng hơn.

Phơi khô ngay sau khi hoàn tất chu trình giặt:

Giũ nhẹ để loại bỏ bớt nếp nhăn, treo đúng cách và cài nút trên cùng để tránh vết hằn không mong muốn và để khô tự nhiên. Điều này là cần thiết để giảm thiểu vết nhăn, hình thành mùi và tránh hư hỏng các phụ kiện đi kèm.Và đừng quên treo quần áo của bạn trong bóng râm hoặc phơi mặt trái để tránh phai màu.

Là/Ủi phẳng:

Tính chất vải lanh là loại vải có độ nhăn tự nhiên. Điều này tạo nên tính thường ngày và thoải mái cho bộ đồ.

Nếu bạn muốn giữ mọi thứ phẳng phiu, bạn có thể sử dụng ủi hơi nước, tủ hấp hoặc bàn ủi thông thường. Lưu ý, khi sử dụng bàn ủi thông thường, cài đặt chế độ nhiệt phù hợp với chất liệu của bạn. Xịt sương lên quần áo trước khi ủi để giúp dễ làm phẳng các nếp nhăn đã hình thành.

Lưu trữ bảo quản:

Hãy giặt sạch và phơi khô quần áo của bạn trước khi quyết định cất giữ một thời gian dài,

Nếu treo, hãy sử dụng móc treo phù hợp và đóng nút trên cùng và cho vào túi đựng quần áo bằng vải không dệt và đảm bảo cất giữ ở nơi khô thoáng.

Nếu chọn xếp áo, tránh xếp chồng quá nhiều quần áo lên nhau, sử dụng miếng lót bảo vệ cổ áo sơ mi. Không bao giờ cất quần áo trong thùng nhựa kín khí vì nó có thể làm tăng độ ẩm và khiến nấm mốc phát triển.

Hướng dân bảo quản vải WOOL(LEN)

Hướng dẫn bảo quản wool(len)

Vải len được làm từ các sợi tự nhiên tạo thành lông cừu của các loài động vật như cừu, dê, thỏ, v.v. Nguyên liệu thô này chủ yếu được tạo thành từ các protein dựa trên keratin, khiến len trở thành một chất liệu có độ đàn hồi đáng nể.

Len cũng là một trong những loại vải phổ biến nhất trên thế giới. Điểm hấp dẫn nhất của len là chúng giữ nhiệt cực tốt, độ bền cao và tính linh hoạt dễ ứng dụng.

Sau mỗi lần mặc

ĐỂ WOOL (LEN) CỦA BẠN ĐƯỢC THỞ

  • Về bản chất, vải len có khả năng tự làm sạch; chất sừng(chất Keratin) trong vải giúp phân hủy bụi bẩn và mồ hôi.
  • Giữ không khí lưu thông qua vải sẽ không chỉ giữ cho bộ đồ khô ráo, loại bỏ mồ hôi một cách tự nhiên mà còn giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn dẫn đến mùi hôi.
  • Để bộ đồ của bạn thoáng khí trong vài giờ, thậm chí có thể một, hai ngày sau khi mặc – điều này sẽ giúp các sợi có thời gian khô, khử mùi và lấy lại hình dạng.

HÃY MẶC LUÂN PHIÊN

  • Cũng giống như bạn, Wool cần thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi sau mỗi lần sử dụng.
  • Treo đồ Wool đúng cách và để chúng nghỉ ngơi trong 24-48 giờ trước khi mặc lại – điều này sẽ giúp bạn giảm số lần đến tiệm giặt khô.

Giặt & Sấy:

  • Việc giặt bộ đồ sau mỗi lần mặc là không cần thiết và sẽ khiến vải nhanh bị mòn hơn. Mỗi vết bẩn nhỏ, vết lốm đốm hoặc vết ố bạn hoàn toàn có thể xử lý vết bẩn tại nhà !
  • Dùng một miếng vải sạch, hơi ẩm và một ít chất tẩy chuyên dụng hoặc chất tẩy rửa nhẹ. thao tác chấm nhẹ lên vết bẩn và để vết bẩn bong ra và sạch một cách tự nhiên, không dùng lực chà xát vì điều này có thể làm hỏng liên kết sợi vải.

SIR khuyên bạn nên thử chất tẩy rửa ở một vị trí khuất trên bộ đồ để đảm bảo chất tẩy rửa bạn đang dùng an toàn với vải của bạn. Nếu bạn cho rằng vết bẩn có thể lan rộng hoặc việc làm sạch từng chỗ có thể thay đổi màu sắc vải thì hãy giao việc đó cho nơi chuyên nghiệp.

CÁC SẢN PHẨM VẢI WOOL(LEN) CÓ THỂ GIẶT BẰNG MÁY (TRỪ ÁO KHOÁC VÀ CÁC SẢN PHẨM CÓ KẾT CẤU PHỨC TẠP)

Lưu ý khi giặt máy: hãy giặt bằng nước lạnh & đảm bảo chu kỳ vắt

Sử dụng chế độ giặt “Giặt Len” hoặc “Nhẹ/Tinh tế” (đảm bảo chu kỳ vắt luôn thấp hơn 800 vòng và giặt bằng nước lạnh). Làm tốt 2 điều này bạn hoàn toàn có thể yên tâm sản phẩm Wool của mình sẽ không bị co rút trong quá trình giặt.

PHƯƠNG PHÁP GIẶT LÝ TƯỞNG NHẤT VẪN LÀ GIẶT KHÔ BỞI ĐƠN VỊ GIẶT ỦI ĐÁNG TIN CẬY

  • Việc giặt thường xuyên sau mỗi lần mặc sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ sản phẩm.
  • SIR khuyên bạn chỉ nên giặt sau vài lần mặc hoặc có tần suất giặt hợp lí với tần xuất sử dụng.
  • Khi giặt, hãy luôn giặt các sản phẩm đồng bộ cùng nhau để duy trì màu sắc và kết cấu đồng nhất trong thời gian dài. Và nếu có thể, hãy giới hạn số lần giặt không quá ba lần mỗi năm!

BẠN HOÀN TOÀN CÓ THỂ TREO KHÔ ĐỒ WOOL(LEN) NHƯ CÁC SẢN PHẨM KHÁC

Một lầm tưởng phổ biến là quần áo len phải được phơi khô trên bề mặt phẳng. Tuy nhiên, nghiên cứu của SIR kết luận rằng khi quần áo đã đủ ráo nước (như sau khi kết thúc chu kỳ vắt ngắn) bạn có thể phơi trên móc; đảm bảo cách treo đúng và móc của bạn là phù hợp.

Là/Ủi phẳng

KHI QUẦN ÁO BỊ NHĂN, HÃY SỬ DỤNG ỦI HƠI NƯỚC HOẶC MÁY GIẶT HẤP ĐỂ TRÁNH LÀM HƯ HỎNG ĐỒ.

  • Với những nếp nhăn khó xử lí hãy gửi đến vị giặt ủi uy tín để được chăm sóc chuyên nghiệp.
  • Một mẹo nhỏ cho khi bạn không có nhiều thời gian hoặc thường xuyên du lịch cùng bộ suit của mình, đó chính là treo bộ suit trong phòng tắm khi bạn tắm nước nóng.
  • Hơi nước nóng sẽ giúp làm phẳng các nếp nhăn nhẹ, trả lại cho bạn bộ suit phẳng phiu.

Lưu trữ bảo quản

GIẶT KHÔ BỘ ĐỒ CỦA BẠN TRƯỚC KHI QUYẾT ĐỊNH CẤT VÀO KHO & ĐẢM BẢO CẤT GIỮ Ở NƠI KHÔ THOÁNG.

  • Khi treo: treo bằng móc treo phù hợp để giúp duy hình dáng & kết cấu. Cuối cùng là cho vào túi đựng quần áo bằng vải không dệt và đảm bảo cất giữ ở nơi khô thoáng. Tuy nhiên, với một số loại len việc treo thời gian dài có thể làm co dãn quá mức và khó lấy lại được hình dáng ban đầu.
  • Khi xếp: Tránh xếp chồng lên nhau/ đựng trong túi quá chật nên đựng trong túi đựng riêng biệt để không làm hư hỏng cấu trúc cũng như các sợi vải dệt.

SỬ DỤNG CỌ CHUYÊN DỤNG ĐỂ CHẢI BỤI BẨN & DUY TRÌ SỢI VẢI.

  • Bàn chải quần áo bằng lông heo rừng chính là lựa chọn tốt nhất để làm sạch bụi. Vì lông lợn rừng đủ mềm để không làm hỏng quần áo nhưng đủ cứng để loại bỏ xơ vải và bụi bẩn.
  • Chải bộ đồ của bạn bằng bàn chải chất lượng cao có thể kéo dài đáng kể tuổi thọ của trang phục và khôi phục lại các sợi và độ bóng tự nhiên của vải.

HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN VẢI LỤA

Tơ tằm tự nhiên là loại sợi tự nhiên do con tằm tạo ra. Quá trình sản xuất tơ tằm bắt đầu bằng việc nuôi tằm và kết thúc bằng việc tách sợi tơ ra khỏi kén. Tơ lụa là loại vải tự nhiên chắc chắn nhất được tạo ra thông qua các quy trình tự nhiên. Ngoài ra lụa còn được đánh giá cao vì độ mềm mại, thân thiện cho làn da.

SAU MỖI LẦN MẶC:

LÀM SẠCH VÙNG VẾT BẨN & GIẶT NGAY SAU MỖI LẦN MẶC.

Đảm bảo rằng lụa của bạn là loại có thể “Giặt Ướt” được nếu không hãy giao việc vệ sinh lại cho đơn vị giặt khô chuyên nghiệp.

LUÔN KIỂM TRA ĐỘ BỀN MÀU TRƯỚC KHI GIẶT:

Nhỏ nước lên một vùng khuất của mảnh lụa rồi thấm lại bằng khăn trắng. Nếu màu dính vào vải trắng

SIR khuyên bạn không nên tự giặt ở nhà hãy mang đến tiệm giặt khô đáng tin cậy.

Tháo tất cả phụ kiện nếu có để tránh gây xước trong quá trình giặt/ bảo quản. Xử lý trước mọi vết bẩn bằng một ít chất tẩy rửa nhẹ hoặc bút tẩy điểm, tuy nhiên hãy đảm bảo chất tẩy bạn sử dụng là an toàn, không gây hỏng vải.

PHÂN LOẠI THEO MÀU SẮC VÀ CHẤT LIỆU

Sử dụng bột giặt chất lượng cao, phù hợp với màu sắc của đồ. Không sử dụng chất tẩy mạnh hoặc chất tẩy có gốc clo vì chúng có thể làm mất màu vải và làm hỏng các sợi tự nhiên.

SIR khuyên bạn nên thử chất tẩy rửa ở một vị trí khuất trên bộ đồ để đảm bảo chất tẩy rửa bạn đang dùng an toàn với vải của bạn. Nếu bạn cho rằng vết bẩn có thể lan rộng hoặc việc làm sạch từng chỗ có thể thay đổi màu sắc vải thì hãy giao lại cho nơi chuyên nghiệp.

GIẶT & SẤY

ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN GIẶT TRƯỚC TIÊN ĐỂ CHỌN ĐƯỢC CÁCH GIẶT PHÙ HỢP CHO SẢN PHẨM CỦA BẠN.

NẾU LỤA CỦA BẠN CÓ THỂ GIẶT BẰNG MÁY:

  • Đựng đồ lụa trong túi giặt để tránh bị xước. Không nên giặt cùng lúc với nhiều đồ cũng như chất liệu dễ gây xước
  • Giặt bằng nước lạnh và chọn chế độ giặt “Nhẹ/Tinh tế” hoặc “Giặt Len” (đảm bảo chu kỳ vắt luôn thấp hơn 800 vòng và giặt bằng nước lạnh)

NẾU LỤA CỦA BẠN CÓ THỂ GIẶT BẰNG TAY:

  • Đây cũng là phương pháp giặt ướt tốt nhất cho lụa. Sau khi kiểm tra xem món đồ của bạn có bền màu hay không, giặt bằng nước lạnh và lưu ý tránh chà xát quá mạnh vì có thể làm biến dạng.
  • Bạn có thể ngâm áo trong nước giặt pha loãng tối đa 5p trước khi giặt để cho việc giặt tay dễ dàng hơn.
  • Xả nước và rửa sạch món đồ của bạn lần cuối bằng nước sạch. Bạn có thể muốn thêm chất xả vải nhẹ nhàng vào nước xả cuối cùng (chỉ cần làm theo hướng dẫn về liều lượng trên nhãn sản phẩm). Điều này sẽ giúp cho lụa có cảm giác mềm mại hơn.

PHƠI KHÔ NGAY SAU KHI HOÀN TẤT CHU TRÌNH GIẶT: Không bao giờ sử dụng máy sấy quần áo cho lụa

  • Giũ nhẹ để loại bỏ bớt nếp nhăn, không bao giờ vắt lụa, có thể cuộn lụa trong khăn sạch và ấn nhẹ để hút bớt nước thừa.
  • Treo đúng cách, tránh sử dụng loại kẹp có thể để lại vết hằn, để lụa khô tự nhiên, không phơi lụa dưới ánh nắng trực tiếp.

LÀ/ỦI PHẲNG:

KHI LỤA BỊ NHĂN, HÃY SỬ DỤNG ỦI HƠI NƯỚC, MÁY GIẶT HẤP HOẶC BÀN ỦI THÔNG THƯỜNG

Lưu ý, khi sử dụng bàn ủi thông thường, cài đặt chế độ nhiệt phù hợp với chất liệu của bạn.

LƯU TRỮ & BẢO QUẢN:

HÃY GIỮ SẠCH TRƯỚC KHI QUYẾT ĐỊNH CẤT – GIỮ MỘT THỜI GIAN DÀI

  • Nếu treo, hãy sử dụng móc treo phù hợp tránh các loại có dăm sắc nhọn, cho vào túi đựng quần áo bằng vải không dệt và đảm bảo cất giữ ở nơi khô thoáng.
  • Nếu chọn xếp, không xếp chồng quá nhiều áo lên nhau, cuộn hoặc xếp nhẹ nhàng để tránh vết hằn không mong muốn.
hướng dẫn bảo quản vải lụa

HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN VẢI CASHMERE, CAMEL, ALPACA, VICUNA, ANGORA, MOHAIR…

Vải Cashmere, Mohair, Camel…là loại vải Wool(len) cao cấp được đặt tên dựa theo lông của loại động vật dùng để dệt ra nó. Đây là loại vải có bề dày lịch sử và gắn liền với giới thượng lưu.

Là loại vải sang chảnh, với đặc tính siêu nhẹ, mềm mại, đặc biệt khả năng cách nhiệt: trên thực tế, nhiệt độ lớp ngoài của len sẽ không truyền đến các lớp vải bên trong. Đặc tính này điều hoà thân nhiệt giúp người mặc luôn cảm thấy thoải mái trong mọi điều kiện thời tiết dù nóng hay lạnh.

Nổi bật nhất với đặc tính này đó là Cashmere có khả năng cách nhiệt gấp 6 lần các loại vải len thông thường. Sản phẩm được làm từ vải Cashmere nếu được bảo quản đúng cách có thể giữ được màu sắc và chất lượng lâu dài.

SAU MỖI LẦN MẶC:

Để bộ đồ của bạn được thở

  • Về bản chất, vải len có khả năng tự làm sạch; chất sừng(chất Keratin) trong vải giúp phân hủy bụi bẩn và mồ hôi.
  • Giữ không khí lưu thông qua vải sẽ không chỉ giữ cho bộ đồ khô ráo, loại bỏ mồ hôi một cách tự nhiên mà còn giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn dẫn đến mùi hôi.
  • Để bộ đồ của bạn thoáng khí trong vài giờ, thậm chí có thể là một hoặc hai ngày sau khi mặc – điều này sẽ giúp các sợi có thời gian khô, nghỉ ngơi và lấy lại hình dạng.

Hãy mặc luân phiên các bộ suit của bạn

  • Cũng giống như bạn, bộ suit cần thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi sau mỗi lần sử dụng.
  • Treo bộ suit và để chúng nghỉ ngơi trong 24-48 giờ trước khi mặc lại – điều này sẽ giúp bạn giảm số lần đến tiệm giặt khô.

GIẶT & SẤY:

VIỆC GIẶT BỘ ĐỒ SAU MỖI LẦN MẶC LÀ KHÔNG CẦN THIẾT!

Việc này sẽ khiến vải nhanh bị mòn hơn. Mỗi vết bẩn nhỏ, vết lốm đốm hoặc vết ố bạn hoàn toàn có thể xử lý vết bẩn tại nhà.

Dùng một miếng vải sạch, hơi ẩm và một ít chất tẩy chuyên dụng hoặc chất tẩy rửa nhẹ. thao tác chấm nhẹ lên vết bẩn và để vết bẩn bong ra và sạch một cách tự nhiên, không dùng lực chà xát vì điều này có thể làm hỏng liên kết sợi vải.

SIR khuyên bạn nên thử chất tẩy rửa ở một vị trí khuất trên bộ đồ để đảm bảo chất tẩy rửa bạn đang dùng an toàn với vải của bạn. Nếu bạn cho rằng vết bẩn có thể lan rộng hoặc việc làm sạch từng chỗ có thể thay đổi màu sắc vải thì hãy giao việc đó cho nơi chuyên nghiệp.

CÁC SẢN PHẨM VẢI WOOL(LEN) CÓ THỂ GIẶT BẰNG MÁY (TRỪ ÁO KHOÁC VÀ CÁC SẢN PHẨM CÓ KẾT CẤU PHỨC TẠP)

Lưu ý khi giặt bằng máy:

  • Hãy giặt bằng nước lạnh & đảm bảo chu kỳ vắt.
  • Sử dụng chế độ giặt “Giặt Len” hoặc “Nhẹ/Tinh tế” (đảm bảo chu kỳ vắt luôn thấp hơn 800 vòng và giặt bằng nước lạnh). Làm tốt 2 điều này bạn hoàn toàn có thể yên tâm sản phẩm Wool của mình sẽ không bị co rút trong quá trình giặt.

PHƯƠNG PHÁP GIẶT LÝ TƯỞNG NHẤ VẪN LÀ GIẶT KHÔ

Giặt khô là giải pháp giặt hiệu quả nhất dành cho các loại vải Cashmere, Mohair, Camel,… Tuy nhiên, việc giặt thường xuyên sau mỗi lần mặc sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ sản phẩm.

SIR khuyên bạn chỉ nên giặt sau vài lần mặc hoặc có tần suất giặt hợp lí với tần xuất sử dụng.

Khi giặt, hãy luôn giặt các sản phẩm đồng bộ cùng nhau để duy trì màu sắc và kết cấu đồng nhất trong thời gian dài. Và nếu có thể, hãy giới hạn số lần giặt không quá ba lần mỗi năm!

BẠN HOÀN TOÀN CÓ THỂ TREO KHÔ ĐỒ WOOL(LEN) NHƯ CÁC SẢN PHẨM KHÁC

Một lầm tưởng phổ biến là quần áo len phải được phơi khô trên bề mặt phẳng.

Tuy nhiên, nghiên cứu của SIR kết luận rằng khi quần áo đã đủ ráo nước (như sau khi kết thúc chu kỳ vắt ngắn) bạn có thể phơi trên móc; đảm bảo cách treo đúng và móc của bạn là phù hợp.

LÀ/ỦI PHẲNG:

KHI QUẦN ÁO BỊ NHĂN, HÃY SỬ DỤNG ỦI HƠI NƯỚC HOẶC MÁY GIẶT HẤP ĐỂ TRÁNH LÀM HƯ HỎNG ĐỒ.

Lưu ý, với những nếp nhăn khó xử lí hãy gửi đến vị giặt ủi uy tín để đảm bảo bộ độ của bạn được xử lý an toàn, chuyên nghiệp và đúng kỹ thuật.

Một mẹo nhỏ cho khi bạn không có nhiều thời gian hoặc thường xuyên du lịch cùng bộ suit của mình, đó chính là treo bộ suit trong phòng tắm khi bạn tắm nước nóng. Hơi nước nóng sẽ giúp làm phẳng các nếp nhăn nhẹ, trả lại cho bạn bộ suit phẳng phiu.

LƯU TRỮ & BẢO QUẢN:

GIẶT KHÔ BỘ ĐỒ CỦA BẠN TRƯỚC KHI QUYẾT ĐỊNH CẤT VÀO KHO & ĐẢM BẢO CẤT GIỮ Ở NƠI KHÔ THOÁNG.

  • Khi treo: Treo bằng móc treo phù hợp để giúp duy hình dáng & kết cấu. Cuối cùng là cho vào túi đựng quần áo bằng vải không dệt và đảm bảo cất giữ ở nơi khô thoáng. Tuy nhiên, với một số loại len việc treo thời gian dài có thể làm co dãn quá mức và khó lấy lại được hình dáng ban đầu.
  • Khi xếp: Tránh xếp chồng lên nhau/ đựng trong túi quá chật nên đựng trong túi đựng riêng biệt để không làm hư hỏng cấu trúc cũng như các sợi vải dệt.

SỬ DỤNG CỌ CHUYÊN DỤNG ĐỂ CHẢI BỤI BẨN & DUY TRÌ SỢI VẢI.

  • Bàn chải quần áo bằng lông heo rừng chính là lựa chọn tốt nhất để làm sạch bụi. Vì lông lợn rừng đủ mềm để không làm hỏng quần áo nhưng đủ cứng để loại bỏ xơ vải và bụi bẩn.
  • Chải bộ đồ của bạn bằng bàn chải chất lượng cao có thể kéo dài đáng kể tuổi thọ của trang phục và khôi phục lại các sợi và độ bóng tự nhiên của vải.

HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN VẢI NHÂN TẠO (POLY, VISCOSE, NYLON…)

Nếu bạn bị dị ứng với len hoặc đang tìm kiếm thứ gì đó đủ trang trọng nhưng vẫn “thân thiện” với ví tiền. Trong cả hai trường hợp, các loại vải nhân tạo là lựa chọn phù hợp cho bạn. Vải nhân tạo là loại vải được sản xuất từ các sợi tổng hợp hoặc từ các sợi tự nhiên bị thay đổi bằng cách hóa học để tạo ra các sợi nhân tạo.

Các loại vải nhân tạo phổ biến bao gồm:

  • Polyester (Poly): Được sử dụng rộng rãi nhất là trong nghành thời trang nhanh nhờ nhiều ưu điểm vượt trội Được làm từ sợi polyester, sau quá trình tổng hợp hóa học của các polymer.
  • Viscose (Rayon): Tính chất mềm mướt như lụa sản xuất từ cellulose (thường là từ gỗ hoặc các loại cây), trải qua các quy trình hóa học để tạo ra sợi viscose.
  • Nylon: Co dãn cao, chống nhăn. Là một loại sợi tổng hợp có tính đàn hồi và độ bền cao, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.

SAU MỖI LẦN MẶC:

LÀM SẠCH VÙNG VẾT BẨN CÓ THỂ GIẶT NGAY SAU MỖI LẦN MẶC.

  • Xử lý trước mọi vết bẩn bằng một ít chất tẩy rửa hoặc bút tẩy điểm, tuy nhiên hãy đảm bảo chất tẩy bạn sử dụng là an toàn, không gây hỏng màu vải.
  • Sử dụng bột giặt chất lượng cao, phù hợp với màu sắc. Không sử dụng chất tẩy mạnh hoặc chất tẩy có gốc clo vì chúng có thể làm mất màu vải.
  • SIR khuyên bạn nên thử chất tẩy rửa ở một vị trí khuất trên bộ đồ để đảm bảo chất tẩy rửa bạn đang dùng an toàn với vải của bạn. Nếu bạn cho rằng vết bẩn có thể lan rộng hoặc việc làm sạch từng chỗ có thể thay đổi màu sắc vải thì hãy giao lại cho nơi chuyên nghiệp.

GIẶT & SẤY:

Lưu ý khi giặt máy: Hãy giặt bằng nước lạnh

  • Với loại vải mỏng nhẹ hãy sử dụng chế độ giặt “Nhẹ/Tinh tế”.
  • Nếu áo được làm từ vải dày hơn hoặc có nhiều vết bẩn bạn có thể chọn chu trình “Bình thường”; Đảm bảo chu kỳ vắt luôn thấp hơn 800 vòng

Lưu ý khi giặt bằng tay

  • Đây cũng là phương pháp giặt ướt tốt nhất cho các loại vải nhân tạo.
  • Giặt bằng nước lạnh và lưu ý tránh chà xát quá mạnh vì có thể làm hỏng sợi vải, biến dạng cho áo.
  • Bạn có thể ngâm áo trong nước giặt pha loãng tối đa 15p trước khi giặt để cho việc giặt tay dễ dàng hơn.

Phơi khô ngay sau khi hoàn tất chu trình giặt:

  • Giũ nhẹ để loại bỏ bớt nếp nhăn (hạn chế động tác vắt để tránh làm biến dạng đồ).
  • Treo đúng các để tránh vết hằn không mong muốn và phơi khô tự nhiên (phơi nơi khô thoáng và tránh ánh nắng trực tiếp, nên lộn mặt trái khi phơi)

LÀ/ỦI PHẲNG:

KHI QUẦN ÁO BỊ NHĂN, HÃY SỬ DỤNG ỦI HƠI NƯỚC, MÁY GIẶT HẤP HOẶC BÀN ỦI THÔNG THƯỜNG

Lưu ý, khi sử dụng bàn ủi thông thường, cài đặt chế độ nhiệt phù hợp với chất liệu của bạn.

LƯU TRỮ & BẢO QUẢN:

HÃY GIẶT SẠCH VÀ PHƠI KHÔ QUẦN ÁO TRƯỚC KHI QUYẾT ĐỊNH CẤT GIỮ MỘT THỜI GIAN DÀI.

  • Nếu treo, hãy sử dụng móc treo phù hợp tránh các loại có dăm sắc nhọn, cho vào túi đựng quần áo bằng vải không dệt và đảm bảo cất giữ ở nơi khô thoáng.
  • Nếu chọn xếp, không xếp chồng quá nhiều áo lên nhau, cuộn hoặc xếp nhẹ nhàng để tránh vết hằn không mong muốn.

Hướng dẫn bảo quản phụ kiện

Sau mỗi lần mặc:

LÀM SẠCH VÙNG VẾT BẨN VÀ GIẶT NGAY SAU MỖI LẦN SỬ DỤNG

  • Tháo tất cả phụ kiện gắn kèm: Kẹp cà vạt, huy hiệu…
  • Xử lý trước mọi vết bẩn một ít chất tẩy rửa hoặc bút tẩy điểm, tuy nhiên hãy đảm bảo chất tẩy bạn sử dụng là an toàn, không gây hỏng màu vải.

PHÂN LOẠI THEO MÀU SẤC VÀ CHẤT LIỆU

  • Sử dụng bột giặt chất lượng cao, phù hợp với màu sắc của phụ kiện. Không sử dụng chất tẩy mạnh hoặc chất tẩy có gốc clo vì chúng có thể làm mất màu vải.
  • SIR khuyên bạn nên thử chất tẩy rửa ở một vị trí khuất trên bộ đồ để đảm bảo chất tẩy rửa bạn đang dùng an toàn với vải của bạn. Nếu bạn cho rằng vết bẩn có thể lan rộng hoặc việc làm sạch từng chỗ có thể thay đổi màu sắc vải thì hãy giao lại cho nơi chuyên nghiệp.

Giặt & Sấy:

GIẶT KHÔ LÀ PHƯƠNG PHÁP GIẶT TỐT NHẤT CHO CÁC LOẠI PHỤ KIỆN.

  • Vì đây là những sản phẩm nhỏ được làm tỉ mỉ, tinh tế. Vì thế, không bao giờ giặt các loại phụ kiện bằng máy vì sẽ làm hỏng kết cấu bên trong và ảnh hưởng độ co rút của vải.
  • Tuy nhiên, việc giặt thường xuyên sau mỗi lần mặc sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ sản phẩm. SIR khuyên bạn chỉ nên giặt sau vài lần mặc hoặc có tần suất giặt hợp lí với tần xuất sử dụng.

LƯU Ý KHI GIẶT BẰNG TAY

Ngoài ra bạn cũng có thể giặt các loại phụ kiện của mình bằng tay nhưng nên:

  • Giặt bằng nước lạnh và lưu ý tránh chà xát quá mạnh vì có thể làm hỏng sợi vải, biến dạng.
  • Bạn có thể ngâm phụ kiện trong nước giặt pha loãng tối đa 15p trước khi giặt để cho việc giặt tay dễ dàng hơn.

PHƠI KHÔ NGAY SAU KHI HOÀN TẤT CHU TRÌNH GIẶT

  • Giũ nhẹ để loại bỏ bớt nếp nhăn, treo đúng cách và để tránh vết hằn không mong muốn và phơi khô tự nhiên.

Là/Ủi phẳng:

PHỤ KIỆN BẰNG VẢI CỦA BẠN BỊ NHĂN, CÓ THỂ SỬ DỤNG BÀN ỦI HƠI NƯỚC, MÁY GIẶT HẤP HOẶC BÀN ỦI THƯƠNG THƯỜNG.

Lưu ý, khi sử dụng bàn ủi thông thường, cài đặt chế độ nhiệt phù hợp với chất liệu của bạn.

LƯU TRỮ BẢO QUẢN

HÃY GIẶT SẠCH VÀ PHƠI KHÔ TRƯỚC KHI QUYẾT ĐỊNH CẤT GIỮ MỘT THỜI GIAN DÀI.

  • Nếu treo, hãy sử dụng móc treo phù hợp tránh các loại có dăm sắc nhọn, cho vào túi đựng quần áo bằng vải không dệt và đảm bảo cất giữ ở nơi khô thoáng.
  • Nếu chọn xếp, không xếp chồng quá nhiều lên nhau, cuộn hoặc xếp nhẹ nhàng để tránh vết hằn không mong muốn.